• T3. Th9 17th, 2024

Dịch vụ công FRS

Nhanh,uy tín, an toàn, giá rẻ tại Hà Nội

Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản chi tiết

Th2 9, 2021

Mục lục bài viết

Hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản là gì

Hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản là thủ tục được cơ quan đảm nhiệm cấp. Khi công dân phát sinh nhu cầu cần hợp pháp hóa giấy tờ tài liệu . Thông qua việc sử dụng con dấu và chữ ký, tem dán. Tùy thuộc mục đích sử dụng giấy tờ tài liệu tại Nhật Bản hay tại Việt Nam”

Hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản trước hết cần chứng nhận lãnh sự Nhật Bản tại Bộ Ngoai Giao Nhật Bản. Nếu dùng để sử dụng tại Việt Nam. Chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh Sự – Bộ Ngoai Giao Việt Nam. Nếu giấy tờ sử dụng ở Nhật Bản. Cùng tìm hiều các lưu ý khi hợp pháp hóa lãnh sự Nhật BảnDanh sách các loại giấy tờ miễn hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự Nhật Bản

Ban dich hop phap hoa lanh su Nhat Ban 133x300 - Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản chi tiết
Bản dịch hợp pháp hóa lãnh sự Japan

Quy định hợp pháp hóa lãnh sự. Đối với giấy tờ tài liệu để sử dụng tại Nhật Bản

Đối với giấy tờ tài liệu của Việt Nam khi muốn hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản. Thì cần đảm bảo các quy định sau đây.

  1. Các giấy tờ tài liệu phải được dịch sang tiếng Nhật. ( tùy thuộc vào yêu cầu của phía đối tác, cơ quan, cá nhân bên Nhật Bản. Mà các giấy tờ này có thể phải chứng nhận lãnh sự cả bản gốc và bản dịch)
  2. Giấy tờ tài liệu sau khi dịch xong phải được chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh Sự – BNG Việt Nam. Trước khi đem lên phòng lãnh sự – Đại Sứ Quán Nhật Bản để hợp pháp hóa.
  3. Khi tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản, đương sự cần khai tờ khai sau:

Thành phần hồ sơ khi hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng tại Nhật Bản

Đối với việc chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam. Để được công nhận và sử dụng ở Nhật Bản, gồm:

1.1. 01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK (Có thể in từ Cổng thông tin điện tử về Công tác lãnh sự – Bộ Ngoại giao: dichvucong.mofa.gov.vn).
1.2. Bản chính giấy tờ tùy thân. (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;.Hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu). Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.

1.3. Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự. (đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chứng nhận theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP).

1.4. 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.

1.5. 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện và yêu cầu gửi trả hồ sơ qua đường bưu điện).

* Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan. Và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này.

Quy định hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản. Đối với giấy tờ tài liệu để sử dụng tại Việt Nam

Đối với các giấy tờ tài liệu muốn sử dụng tại Việt Nam cần hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản. Thì cần thực hiện tại Nhật Bản hoặc chứng nhận lãnh sự tại phòng lãnh sự- ĐSQ Nhật bản

  1. Đương sự cần mang giấy tờ tài liệu lên Cục Lãnh Sự – BNG Nhật Bản tại Nhật Bản để xin chứng nhận lãnh sự. Sau đó mới đem lên phòng lãnh sự – ĐSQ Việt Nam tại Nhật Bản để hợp pháp hóa.
  2. Các giấy tờ cần được dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh trước khi làm chứng nhận lãnh sự.
Ban dich2 hop phap hoa lanh su Nhat Ban - Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản chi tiết
Bản dịch hợp pháp hóa lãnh sự Japan

Thành phần hồ sơ khi hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tài liệu để sử dụng tại Việt Nam

  • Đối với việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài. Để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam, gồm:

    1. 01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.

    2. Bản chính giấy tờ tùy thân. (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu). Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân. (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu). Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.

    3. Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự. (Đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao nước sở tại. Hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có cơ quan đại diện Việt Nam. Hoặc có cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm).

    4. 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự.

    5. 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh, trừ các trường hợp sau đây:

    – Giấy tờ, tài liệu đó được lập bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; hoặc

    – Giấy tờ, tài liệu bằng tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Đức. Và đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam tương ứng ở Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đức; hoặc

    – Giấy tờ, tài liệu được lập bằng các thứ tiếng khác. Ngoài các tiếng Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung, Đức. Đề nghị hợp pháp hóa tại các cơ quan đại diện khác. Nếu Cơ quan đại diện này có cán bộ tiếp nhận hồ sơ hiểu được thứ tiếng đó.

    2.6. 01 bản chụp bản dịch giấy tờ, tài liệu để lưu hồ sơ.

    2.7. 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu gửi trả qua đường bưu điện).

    * Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự. Xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này.

    Tem sau khi duoc chung nhan lanh su tai Cuc Lanh Su BNG - Hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản chi tiết
    Tem sau khi được chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh Sự- BNG

    Xem thêm:

  • Hợp pháp hóa lãnh sự Trung Quốc

  • Hợp pháp hóa lãnh sự Hàn Quốc

Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tài liệu để sử dụng tại Việt Nam

Danh sách các loại giấy tờ miễn hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự Nhật Bản 

Theo Cục Lãnh Sự – BNG cập nhật lúc 09 sáng ngày 20/10/2019. Danh sách các loại giấy tờ miễn hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự Nhật Bản như sau:

STTTên nướcLoại giấy tờ Cơ quan cấpCơ sở miễn HPH/CNLSHướng dẫn áp dụng
19Nhật BảnCác loại giấy tờ hộ tịchCơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai BênÁp dụng nguyên tắc có đi có lạiĐược miễn HPH/CNLS
Các loại giấy tờ hộ tịch bao gồm: Giấy khai sinh, hộ khẩu, hộ tịch, SYLL, chứng nhận kết hôn, độc thân, nuôi con,…

Lưu ý khi hợp pháp hóa lãnh sự Nhật Bản. Chứng nhận lãnh sự Nhật Bản các giấy tờ tài liệu

  1. Các giấy tờ phải rõ ràng, sạch sẽ, chữ ký và con dấu không bị tẩy xóa, mờ 
  2. Các giấy tờ hộ tịch tuy nằm trong danh sách miễn hợp pháp hóa lãnh sự Japan. Nhưng nếu một trong 02 bên phía đối tác có yêu cầu hợp pháp hóa. Thì đương sự vẫn phải hợp pháp hóa bình thường.

Lệ phí hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự giấy tờ tài liệu Nhật Bản

  1. Phí chứng nhận lãnh sự tại Cục Lãnh Sự – BNG Việt Nam: 30,000Đ/bản
  2. Phí chứng nhận lãnh sự và hph lãnh sự của ĐSQ Việt nam tại Nhật bản

PHỤ LỤC 2: BIỂU MỨC THU PHÍ TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 264/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Phí chứng nhận tại lãnh sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

  1. Đối với việc chứng nhận chữ ký và con dấu
  • Đối với các giấy tờ liên quan đến chính quyền: 960,000đ/bản
  • Các giấy tờ khác: 360,000đ
  • Các loại giấy tờ và mục đích khác: Xem tại đây

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu khá đầy đủ về thủ tục hphls giấy tờ tài liệu Nhật Bản. Để được tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ hợp pháp hóa chứng nhận lãnh sự tất cả các loại giấy tờ tài liệu Nhật bản nhanh nhất và chuyên nghiệp với chi phí rất rẻ chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn. Vui lòng liên hệ Trung tâm dịch vục công FRS để được hỗ trợ

Hotline: 02439.109.109 – 0972899109

Ngoài ra quý vị và bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thủ tục cũng như like và chia sẻ nếu thấy hữu ích qua trang fanpage của Dịch vụ công FRS nhé!

Trả lời